Chúng ta ngày càng học được nhiều hơn về Cờ vua khi những năm tháng trôi qua. Lý thuyết để bắt đầu bộ môn cờ vua này ngày càng sâu sắc hơn. Việc giải quyết trò chơi kết thúc với tối đa 8 mảnh ghép trên bàn cờ hoặc trên máy tính đã dạy chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta có thể biết về trò chơi này cách đây nhiều thập kỉ hoặc nhiều thế kỉ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham quan những Giải đấu cờ vua vĩ đại nhất mọi thời đại, chiều dài Lịch sử cờ vua thế giới, cùng xem lại sự kịch tính của những sự kiện đáng kinh ngạc này và cùng nhìn lại cách chơi cờ vua đã phát triển sức mạnh theo thời gian.
Contents
- 1 London 1851 – Giải Đấu Cờ Vua Lớn Đầu Tiên Thế Giới
- 2 Hastings 1895 – Giải Đấu Cờ Vua Bất Ngờ
- 3 St Petersburg 1914 – Giải Đấu Cờ Vua Người Kì Vọng Không Giành Chiến Thắng
- 4 New York 1924 – Giải Đấu Cờ Vua Nơi Ý Chí và sự Quyết Tâm là Yếu Tố Quyết Định
- 5 AVRO 1938 – Giải Đấu Cờ Vua Thách Thức của những Tài Năng Trẻ
- 6 FIDE World Championship 1948 – Giải Đấu Cờ Vua Kì Lạ Nhất trong Lịch Sử
- 7 Zurich Candidates 1953 – Giải Đấu Cờ Vua Vượt Trội của người Chiến Thắng
- 8 Santa Morica 1966 – Giải Đấu Cờ Vua nơi nhà Vô Địch thể hiện Bản Lĩnh
- 9 Montreal 1979 – Giải Đấu Cờ Vua của những Vì Sao
- 10 Linares 1994 – Giải Đấu Cờ Vua Với Kỉ Lục Vô Tiền Khoáng Hậu
- 11 Wijk Aan Zee 1999 – Giải Đấu Cờ Vua Tôn Vinh Lối Chơi Cổ Điển
- 12 Mexico City World Championship 2007 – Giải Đấu Cờ Vua đầy Kịch Tính
- 13 London Candidates 2013 – Giải Đấu Cờ Vua Nơi Nhà Vô Địch Chỉ Xác Định ở giây phút Cuối Cùng
London 1851 – Giải Đấu Cờ Vua Lớn Đầu Tiên Thế Giới
Hầu hết các Giải đấu cờ vua được tổ chức và cai trị bởi Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE), nơi đưa ra những quy định và các hướng dẫn để tiến hành các giải đấu.Các giải đấu cờ vua hiện nay chủ yếu được tổ chức theo thể thức vòng tròn một lượt, sau đó loại trực tiếp để phân định thắng thua. Mặc dù cờ vua đã xuất hiện từ những năm 1475, nhưng giải đấu đầu tiên (theo hình thức là các cuộc thi có cấu trúc) được tổ chức tại Leeds vào năm 1841. Sau đó có các giải đấu loại trực tiếp tại London vào năm 1849 và một giải đấu ở Amsterdam vào năm 1851. Cùng năm này, Giải đấu cờ vua quốc tế lớn đầu tiên được tổ chức tại London với hơn 2200 người chơi và giải đấu này được nhắc đến như là bước đệm cho tương lai để hướng tới các giải đấu cờ vua quốc tế lớn. Với sự kiện có tầng lớp này, kì thủ người Đức, Adolf Anderssen (được Elo xếp hạng thứ 2120) là người đã giành chiến thắng trong sự kiện đấu loại trực tiếp. Giải đấu lớn đầu tiên này cho thấy sự cần thiết của việc kiểm soát thời gian trong thi đấu mà nó còn cho thấy được những hạn chế mà thể thức thi đấu loại trực tiếp này.
Với Adolf Anderssen có phần bị đánh giá thấp hơn trong câu chuyện người giành chiến thắng trong lịch sử cờ vua. Anh ấy không phải là một phần của cuộc cách mạng khoa học của Wilhelm Steinitz’s, nhưng anh ta lại được coi là một phần của lý thuyết đã chết của chủ nghĩa Lãng mạn (đây là quan điểm của Richard Reti’s). Nhưng những sự phát triển ngay sau đó, chẳng hạn như phong cách chơi hoang dã của GM Mikhail Tal’s và công cụ cờ vua hiện đại cho thấy rằng bộ môn cờ vua là một trò chơi mang tính hoang dã hơn, đề cao chiến thuật hơn những gì mà người ta nghi ngờ về một chủ nghĩa cổ điển đã chết. Và sự phù hợp đó chính là chức vô địch của Adolf Anderssen tại giải đấu cờ vua quốc tế London 1851.
Chính sự tương phản trong cách suy nghĩ giữa Adolf Anderssen và những người cùng thời đó là rõ ràng trong mini game cuối cùng của anh ấy với Marmaduke Wyvill. Lúc đó Wyvill được đánh giá là cái tên hay nhất trong lịch sử cờ vua, Marmaduke Wyvill là một thành viên của Quốc hội, một phần của một gia đình quý tộc có từ thời William the Conqueror. Và trong trận chung kết đó, anh ấy không cùng đẳng cấp với Anderssen, lối chơi của Anderssen rõ ràng hơn và logic và anh ấy có vẻ không cần mất quá nhiều sức để đánh bại được Wyvill.
Hastings 1895 – Giải Đấu Cờ Vua Bất Ngờ
Cờ vua quốc tế rõ ràng ở một cấp độ khác vào cuối thế kỉ 19. Ở London 1851, số người tham gia ít hơn so với con số hơn 2500 người tại Hastings 1895. Tai giải đấu lần này, các kì thủ không còn phải thi đấu với những bộ cờ vua thô sơ và đơn giản nữa, thay vào đó những bộ Cờ vua cao cấp với các quân cờ thượng đẳng đã được áp dụng để giúp các kì thủ tăng độ hưng phấn và kích thích trí óc sáng tạo của mình.
Giải đấu cờ vua Hastings 1895 là một giải đấu thi đấu theo thể thức vòng tròn được tiến hành tại Viện Brassey trong Hastings, Anh từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9 năm 1895. Tại giải đấu này đã quy tụ nhiều kỳ thủ hàng đầu và đại đa số người chơi ở giải đấu này đều có độ tuổi trên 17. Thật ngạc nhiên khi người giành được chức vô địch ở giải đấu này là kì thủ người Mỹ, Harry Pillsbury’s, một người Mỹ trẻ vô danh tại Châu Âu và được xếp hạng theo Elo là 2516. Số điểm mà kì thủ này đạt được là 16,5 điểm trên tổng số 21 điểm, người xếp sau anh là Mikhail Chigorin với số điểm là 16 và Emanuel Lasker với 15,5 điểm xếp thứ 3 chung cuộc.
Một câu chuyện về sự xuất hiện của Harry Pillsbury’s đó là, Harry Pillsbury’s là anh một con ngựa đen theo nghĩa hoàn hảo, tức là kì thủ người Mỹ này hoàn toàn vô danh trong hệ thống giải đấu tại Hastings 1895. Nhưng ngay trước giải đấu, nơi hội tụ hầu hết mọi kì thủ ưu tú, xuất sắc nhất của thời đại, chỉ có một lá thư gromic dự đoán rằng “Harry Pillsbury’s trẻ tuổi sẽ không còn xa khi kết thúc giải”, dòng chữ kia như muốn ám chỉ một điều gì đó đến các kì thủ, những người được đánh giá cao nhất tại giải đấu. Và như kết thúc thì ta đã thấy, Harry Pillsbury’s là người giành chiến thắng cuối cùng, một giải đấu kì diệu và ngạc nhiên cho chính Harry Pillsbury’s và người xem. Chính sự vĩ đại của lịch sử cờ vua mà trong thể kỉ XX và thế kỉ XXI ngày nay đã xuất hiện những bộ phim nói về chính sự kịch tính, những câu chuyện thú vị xung quanh giải đấu cờ vua đó và top 10 bộ phim hay nhất mọi thời đại về cờ vua đã cho người xem cái nhìn chân thực nhất từ cảm xúc đến sự hồi hộp trong mỗi ván cờ cũng như cách để tạo ra tâm lí chiến ngược lại cho đối thủ.
St Petersburg 1914 – Giải Đấu Cờ Vua Người Kì Vọng Không Giành Chiến Thắng
Hệ thống giải đấu để chuẩn bị cho hành trình chinh phục giải cờ vua quốc tế đã xuất hiện rất nhiều. Đến với St Petersburg 1914 những người chơi được xếp hạng cao nhất và có thách thức nhất cho các kì thủ bao gồm: Lasker, GM David Bronstein và Viktor Korchnoi – những người này được nhiều người tin rằng sẽ là vua trong trận chiến lần này, mặc dù trò chơi của họ có đủ những sai lầm, mất cần bằng nhưng họ lại tìm đủ mọi cách để xoay xở tình thế khiến đối thủ của họ phải nhẫn những nhát dao chí mạng. Đó chính là đấu trường dành cho những người có thần kinh thép và cảm giác chiến thuật sẽ chiếm ưu thế.
Tại các giải đấu trước, những kì thủ không có được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng đều đã giành những chiến thằng bất ngờ bằng những cách khác nhau. Tuy nhiên nó lại không đúng cho nơi này, St Petersburg 1914. Mặc dù Capablanca’s xuất hiện bất ngờ trong trận chung kết với thứ hạng là 2726 nhưng không có bất ngờ nào xảy ra tiếp nối các giải đấu trước đó, Lasker một trong những hạt giống được đánh giá cao nhất đã giành được chức vô địch xứng đáng sau khi xếp thứ 3 tại giải Hastings 1895.
Phong cách chơi của Lasker đã gây bí ẩn cho những người đường thời theo cách đơn giản nhất. GM Max Euwe đã từng nói rằng: “Không thể học hỏi từ Lasker, chỉ có thể đứng và tự hỏi”. Có một vài ý kiến cho rằng cờ vua của Lasker thua kém một số đối thủ của mình nhưng cuối cùng anh ấy vẫn giành chiến thắng. Lời giải thích đơn giản nhất là sự khác biệt giữa các vị trí hàng đầu trong một giải đấu lớn được thể hiện ở những thời điểm quan trọng trong một số ít các trận đấu diễn ra, điểm rơi phong độ của Lasker là yếu tố chính giúp cho anh chiến thắng tại giải đấu này. Capablanca thể hiện được sự đẳng cấp bậc thầy trong các giải đấu và dẫn đầu trong phần lớn chặng đường tuy nhiên là với tỷ số hòa cao. Ngược lại, Lasker lại là người gặp khó khăn ngay từ những vòng đầu tiên, hầu như không đủ điều kiện để bước tới vòng tiếp theo, tuy nhiên sau đó đã có một chuỗi chiến thắng đáng kể giúp Lasker tiến thẳng đến chức vô địch.
New York 1924 – Giải Đấu Cờ Vua Nơi Ý Chí và sự Quyết Tâm là Yếu Tố Quyết Định
Mô hình tương tự được diễn ra tại New York năm 1924. Một lần nữa, ước tính của Elo xếp hạng Capablanca cao hơn nhiều so với Lasker, 200 điểm trên BXH. Lần này thì Capablanca đã thành công khi giành chiến thắng trong giải đấu cá nhân của anh, nhưng một lần nữa Capablanca không thể đánh bài được Lasker và đành nhìn Lasker dâng cao chức vô địch một lần nữa. Ngay cả khi xếp hạng của Elo đánh giá anh ta sẽ về ở vị trí thứ 7 hoặc vị trí thứ 11, một minh chứng cho thấy rằng tinh thần chiến đấu và khả năng chiến đấu của anh giúp anh chiếm được lợi thế trong những trận đấu lớn.
AVRO 1938 – Giải Đấu Cờ Vua Thách Thức của những Tài Năng Trẻ
AVRO được cho là thách thức đối với một thế hệ trẻ, nổi bật là GM Mikhail Botvinnik và GM Samuel ResReshevsky. Những người đã khẳng định được đẳng cấp thi đấu rất nhiều trận tại các Giải đấu cờ vua quốc tế là Capablanca và Alexander AlekAlek.
Thay vào đó là giải đấu đã xác định được chủ nhân của người giành chiến thắng cuối cùng là GM Paul Keres 22 tuổi, người xếp thứ hai là GM Reuben Fine 24 tuổi. AVRO hóa thành giải quốc tế lớn quan trọng cuối cùng trong thập kỉ này và thực sự đó là một ca khúc khải hoàn buồn dành cho Capablanca và Alexander AlekAlek.
GM Reuben Fine hoàn toàn xứng đáng với thành tích tại giải đấu lần này, trong khi thành công của Keres hóa ra lại rất khó chịu cho nền cờ vua Liên Xô. Chiến thắng của GM Paul Keres đã làm cho vấn đề chính trị của Liên Xô bị can thiệp vào – một người Estonia có tư tưởng không rõ ràng, người đã hoàn toàn thể hiện mình là nhà vô địch thế giới tầm cỡ.
FIDE World Championship 1948 – Giải Đấu Cờ Vua Kì Lạ Nhất trong Lịch Sử
Giải đấu vô địch thế giới năm 1948 thực sự là một mớ hỗn độn từ quan điểm chất lượng thi đấu, với tất cả các kì thủ đều chơi rất tốt dưới thời kì đỉnh cao của họ. Năm người chơi ở đây có Elo ước tính trung bình chỉ là 2478, thấp hơn 130 điểm so với mức trung bình 2608 của những người chơi tại AVRO một thập kỉ trước. Thậm chí 35 năm trước đó tại St Petersburg, 5 kì thủ về đích hàng đầu đều đạt trung bình 2533. Tuy vậy người chơi thắng cuộc tại giải lần này chỉ đạt trung bình 2528, có lẽ độ chính xác của Pillsbury’s tại Hastings gần như phù hợp với thành tích của Botvinnik’s, người chơi giành chức vô địch tại FIDE World Championship 1948.
Zurich Candidates 1953 – Giải Đấu Cờ Vua Vượt Trội của người Chiến Thắng
Thật khó hiểu để giải thích tại sao Euwe lại đứng ở vị trí thứ 14/15 người chơi đạt mức điểm trung bình tốt nhất. Mặc dù số điểm là Elo ước tính cho Euwe cao thứ hai so với bất kì ai ở giải Zurich 1953 này, số điểm anh ấy dành được rất thấp chỉ là 11,5 so với 18 điểm của người vô địch. Đó chính là những điểm bất thường trong sự kiện lần này. GM Yuri Averbakh thua GM Alexander Kotov mặc dù số điểm Elo chênh lệch tân 356 điểm, và GM Yuri Averbakh đứng ở vị trí thứ 10 trong khi GM Alexander Kotov đứng ở vị trị thứ 8 cho dù điểm Elo thấp hơn, nó chưa thực sự là vị trí xứng đáng cho GM Alexander Kotov.
Trong khi đó Reshevsky and Bronstein được đánh giá vượt trội trên những chỉ số máy tính trước giải đấu, tuy vậy họ không phải là người giành chức vô địch.
Vasily Smylov là người chiến thắng trong giải đấu tại Zurich 1953 với số điểm 18 và điểm Elo là 2567.
Santa Morica 1966 – Giải Đấu Cờ Vua nơi nhà Vô Địch thể hiện Bản Lĩnh
Petrosian, hiện là nhà đương kim vô địch thế giới, một lần nữa kết thúc cao hơn với mức độ đánh giá trên máy tính trước giải đấu. Anh ấy chơi một thứ cờ vua đơn giản và cũng đã giữ cho mình vị trí trong top 10 phần lớn tại các giải đấu thế giới.
Với Santa Morica 1966 lần này, Boris Spassky là người giành chiến thắng với số điểm khá thấp so với những người đã vô địch ở các năm về trước, tuy nhiên điểm Elo được chấm của Spassky rất cao lên tới 2826.
Montreal 1979 – Giải Đấu Cờ Vua của những Vì Sao
Giải đấu mà được coi là của những vì sao khi mà cả Tal và GM Anatoly Karpov cùng giành chiến thắng với số điểm đạt được là 12 điểm sau 18 games. Đây được coi là thời kì đỉnh cao của Tal, anh ấy đã giành chiến thắng Interzonal tại Riga cùng năm và sau hơn 20 năm bị gián đoạn, anh ấy đã trở lại và giành lại danh hiệu thế giới.
Nước cờ của Tal tại Montreal 1979 rất khác so với thời kì hoàng kim của ông từ năm 1957 đến 1961. “ Có lẽ tôi đã già đi một chút và thấy đối thủ của mình ngày một nhiều hơn và bản thân mình cũng kém đi một phần”, đó là phần chia sẻ của Tal sau khi kết thúc giải đấu.
Trước đó Mikhail Tal được biết đến như một thiên tài cờ vua và là một kì thủ có lối chơi tấn công xuất sắc nhất mọi thời đại, phong cách của ông được hình thành bởi những nước đi đầy táo bạo, một lối chơi nhắc đến sự sáng tạo, sự ngẫu hứng và không thể đoán trước bằng sự phối hợp tài tình. Với ông, mọi trận đấu cờ vua đều không thể bắt trước được và vô giá như một bài thơ. Ông cũng là người giữ kỉ lục cho số trận đấu bất bại liên tiếp nhiều thứ nhất và thứ hai trong lịch sử cờ vua.
Linares 1994 – Giải Đấu Cờ Vua Với Kỉ Lục Vô Tiền Khoáng Hậu
Trong các Giải đấu cờ vua vô địch thế giới từ trước đến nay, thành tích hàng đầu mà Elo ước tính người cao nhất là Spassky tại Santa Monica với 2826 và của Tal tại Montreal là 2812. Đó là 2 người được Elo ước tính xếp hạng cao nhất tại một giải đấu, nhưng cho đến năm 1994 tại Linares, một kỉ lục đã được xác lập, Anatoly Karpov đứng đầu bảng xếp hạng và là người giành chức vô địch với 11 điểm sau 13 trận nhưng đạt hẳn 3000+ Elo ước tính. Hai năm trước đó, Karpov lần đầu tiên bị loại khỏi vòng chung kết thế giới trước khi có lần đầu tiên góp mặt tại trận chung kết của một giải đấu mang tầm cờ thế giới. Karpov có một hành trình trong mơ với chuỗi bất bại suốt 13 trận đấu trong đó có 9 trận thắng liên tiếp, và trận thắng hồi hộp và đáng kinh ngạc nhất trong giải lần này của Karpov đó là trước GM Veselin Topalov.
Tại giải Lỉnares 1994 cũng là năm thể thức của giải đấu thay đổi từ thi đấu vòng tròn một đến thi đấu vòng tròn đôi (có nghĩa là mỗi người sẽ gặp nhau 2 lần trong vòng bảng, mỗi lần gặp sẽ thi đấu với màu cờ khác nhau).
Wijk Aan Zee 1999 – Giải Đấu Cờ Vua Tôn Vinh Lối Chơi Cổ Điển
Trước giải đấu, máy tính đã chấm điểm Elo cho GM Garry Kasparov không quá tốt, tuy nhiên theo một cách nào đó mà người giành chức vô địch tại Wijk Aan Zee 1999 năm đó lại là chính Kasparov. Ngược lại, GM Vladimir Kramnik là người được điểm Elo cao nhất vơi ước tính khoảng hơn 3000, không may thay số điểm đó không phải là điểm xét chức vô địch. Kết thúc giải năm đó, anh ta chỉ xếp ở vị trí thứ 3 với 8 điểm sau 13 trận, kém người xếp thứ hai 1,5 điểm và kém người thứ nhất chỉ đến tận 2 điểm.
Không quá ngạc nhiên khi lối chơi chính xác và hợp lí được Kasparov áp dụng ở giải lần này và kết quả của nó đã phản ánh được chủ nghĩa cổ điển này, như Lasker cũng đã chứng minh bản thân mình tại giải New York 1924, nhưng gì thực sự quan trọng đó chính là chiến thắng trong các trò chơi, chứ không phải là chơi chinh xác.
Với Kasparov, anh ta đã chọn cách giữ chân các đối thủ của mình và đợi thời cơ để hạ đối phương, đó đều là những chiến thắng mà người xem cảm thấy dễ dàng, tất nhiên đó là chiến thuật và là phong cách chơi của Kasparov, chính nó đã giúp anh giành được chức vô địch tại Wijk Aan Zee 1999. Và trên hành trình đến với chức vô địch, Kasparov đã vấp phải trận đấu khó khăn nhất trong sự nghiệp và nó được xếp vào nhưng trận đấu hay nhất lịch sử cờ vua, đó là trận gặp Topalov. Dù là người được chấm điểm Elo thấp và ước tính rằng anh ấy chỉ đứng ở vị trí thứ 7 hoặc thứ 10 trên BXH, chính điều này đã phản ánh rằng, xuất phát điểm không quan trọng bằng cách bạn nỗ lực trong từng trận đấu.
Mexico City World Championship 2007 – Giải Đấu Cờ Vua đầy Kịch Tính
GM Viswanathan Anand đã giành chức vô địch thế giới với mức điểm trung bình chỉ cách người chơi xếp thứ hai là Vladimir Kramnik ít phần trăm. Chiến thắng của Anand tại giải lần này rất kịch tính khi điểm Elo của anh thấp hơn Kramnik, tuy vậy thì số điểm mà anh ta giành được sau 14 trận đấu lại nhỉnh hơn 1 điểm. Giải lần này có sự góp mặt của GM Peter Leko, người chơi giỏi nhất nhưng chưa bao giờ trở thành nhà vô địch thế giới. Tuy nhiên, anh ấy cũng từng là đại kiện tướng trẻ nhất thắng Kramnik trong một trận đấu tranh đai vào năm 2004 (Kramnik với tư cách là người giành chức vô địch và được tuyên bố là người chiến thắng).
London Candidates 2013 – Giải Đấu Cờ Vua Nơi Nhà Vô Địch Chỉ Xác Định ở giây phút Cuối Cùng
Nếu vào những năm 2000, ước tính của Elo đều không đảm bảo được độ chính xác trên BXH cho các kì thủ, thì đến năm 2010, điểm số Elo 3000+ đã xuất hiện nhiều hơn và nó không còn là vấn đề quá lớn hay là kỉ lục nữa. GM Alexander Grischuk, GM Boris GelfaGe, Kramnik đều đã vượt qua con số 3000 nhưng một giải đấu thất vọng vẫn hiện hữu với 3 người chơi này mặc dù đây là giải đấu đầu tiên mà mà các kì thủ trong danh sách được xếp điểm Elo chính xác tới 97% với điểm trung bình từ 2600.
Magnus Carlsen người được chọn là người giành chức vô địch của London Candidates 2013, số điểm của Carlsen và Kramnik đều cùng 8,5 sau 14 trận, nhưng điểm CAPs của Carlsen cao hơn, đây là tiêu chí cuối cùng để xét chức vô địch nếu 2 người chơi đều có cùng số điểm kết thúc giải ngang nhau.
Trên đây là 13 giải đấu vĩ đại đất trong lịch sử cờ vua thế giới. Đối với những người may mắn dành nhiều thời gian để tìm hiểu về lịch sử cờ vua, đây là một cơ hội – bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được những câu hỏi chưa có câu trả lời, thắc mắc và dai dẳng về cách so sánh những kì thủ trước mỗi trận đấu của từng giải đấu, từng thời kì khác nhau hay từng nhà vô địch lên ngôi vương theo những cách đặc biệt khác nhau.